Phần mềm KPIBSC: BSC là gì? Khái niệm Thẻ điểm cân bằng?
Balanced Scorecard lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1992 bởi hai giáo sư đại học Harvard là Robert S. Kaplan và David Norton với mục đích là thúc đẩy và đo lường hiệu quả hoạt động của các đơn vị kinh doanh.
BSC là gì, BSC hay tiếng Việt là thẻ điểm cân bằng, với bốn viễn cảnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển đã giúp cho các nhà quản lý có được bức tranh cân bằng về hiệu quả hoạt động hiện tại cũng như các nhân tố là động lực tăng trưởng cho tương lai. Ngay sau khi biết BSC là gì, BSC nhanh chóng được hàng ngàn các doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận khắp nơi trên thế giới áp dụng trong đó có Việt Nam. Gần 20 năm sau, trong kết quả khảo sát toàn cầu về các công cụ quản lý năm 2011 do hãng tư vấn Bain công bố, Thẻ điểm cân bằng đã lọt vào tốp 10 công cụ quản lý được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới (vị trí thứ 6).
BSC là gì – thẻ điểm cân bằng là gì mà tại sao BSC – Thẻ điểm cân bằng có gì đặc biệt mà lại được đón nhận và ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi đến như vậy?
Quay về trước thập kỷ 90, hệ thống quản trị của hầu hết các công ty vẫn chủ yếu dựa trên các chỉ số tài chính và ngân sách để đo lường mức độ thành công. Một hệ thống như vậy khiến các công ty có xu hướng tập trung vào ngắn hạn và các chỉ số tài chính chỉ là kết quả cuối cùng phản ánh sự đã rồi, nó giống như người lái xe chỉ nhìn vào gương chiếu hậu thay vì nhìn về phía trước để lái xe. Nếu chỉ dựa trên các chỉ số tài chính, các nhà quản trị gặp khó khăn trong việc kết nối mục tiêu của các bộ phận, cá nhân với mục tiêu công ty và chiến lược kinh doanh, khó cân bằng được ưu tiên ngắn hạn và dài hạn, xác định ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các chức năng của công ty.
Từ một dự án nghiên cứu các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của rất nhiều công ty có tài sản vô hình đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo giá trị, Kaplan và Norton tin rằng nếu các công ty muốn cải thiện hiệu quả quản lý các tài sản vô hình (như thương hiệu, sự trung thành của khách hàng, nguồn nhân lực, văn hóa, năng lực tổ chức) họ phải tích hợp việc đo lường các tài sản vô hình vào hệ thống quản trị của mình.
Theo Kaplan và Norton (2010), BSC là gì – BSC bắt nguồn từ ba yếu tố cơ bản: hệ thống mục tiêu của GE, nghiên cứu của Herb Simon và Peter Drucker, phong trào quản lý của Nhật bản. Vào thập kỷ 50, General Electronics đưa ra hệ thống quản lý dựa trên cả mục tiêu tài chính và phi tài chính (xem bảng mục tiêu của GE). Mặc dù không được thực thi đến nơi đến chốn, Kaplan và Norton đã coi hệ thống này như gốc thứ nhất của công cụ BSC sau này.
Các công trình nghiên cứu của Herb Simon, Peter Drucker khuyến nghị rằng hệ thống hoạch định và kiếm soát trong quản lý cần tập trung cả các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Tuy nhiên, đến trước năm 1992, phần lớn các công ty vẫn chỉ sử dụng hệ thống quản trị dựa trên các chỉ tiêu tài chính và ngân sách trong kiểm soát và đo lường hiệu quả hoạt động.
Kết quả nghiên cứu những hạn chế trong hệ thống quản lý và kiểm soát của Mỹ (đơn thuần tập trung vào các chỉ số tài chính ngắn hạn) và sự thành công của các công ty Nhật bản trong việc đầu tư vào nâng cao kiến thức kỹ năng (tài sản vô hình) để nâng cao chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng và kết quả tài chính, Kaplan và Norton đã xây dựng nên công cụ Thẻ điểm cân bằng ngày nay.
Thẻ điểm cân bằng đã giải quyết hiệu quả những hạn chế của các thước đo tài chính mang tính ngắn hạn và phản ánh kết quả quá khứ bằng việc bổ sung các thước đo là động lực phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Các mục tiêu và thước đo trong thẻ điểm cân bằng bắt nguồn từ tầm nhìn và chiến lược của tổ chức. Các mục tiêu và thước đo đánh giá hiệu quả của một tổ chức từ bốn viễn cảnh: tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển. Bốn viễn cảnh này tạo thành nên một khuôn khổ cho Thẻ điểm cân bằng sắp xếp theo nguyên lý quan hệ nhân quả, trong đó nhấn mạnh một kết quả tài chính tốt và bền vững phụ thuộc vào sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào khả năng tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng phụ thuộc vào chất lượng và việc thực thi các quy trình nội bộ và hiệu quả thực thi các quy trình nội bộ lại phụ thuộc vào khả năng phát triển kiến thức, kỹ năng của nguồn nhân lực, năng lực tổ chức, năng lực thông tin.
Dựa trên nguyên tắc này, bốn viễn cảnh BSC là gì – là 4 viễn cảnh sau đây giúp một doanh nghiệp duy trì một sự cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn, giữa các kết quả kỳ vọng và các nhân tố động lực thúc đẩy các kết quả này, giữa các chỉ số khách quan, cứng và các chỉ số mang tính chủ quan.
KPIBSC là gì?
PROVIEW phát triển Nền tảng KPIBSC giúp gia tăng năng suất, hiệu suất, hiệu quả hoạt động cho các Doanh nghiệp/ Tổ chức bằng cách tập trung vào hoạch định và thực thi chiến lược. Ứng dụng phương pháp BSC/ KPI trong xây dựng và thực thi chiến lược tổng thể.
Nền tảng KPIBSC sẽ giúp các Doanh nghiệp/Tổ chức:
A- Hoạch định và thực thi chiến lược xuất sắc.
Hoạch định chiến lược:
1. Giúp xây dựng và hoàn chỉnh chiến lược với các mục tiêu, thước đo, chương trình hành động, sáng kiến chiến lược
2. Hỗ trợ xây dựng chiến lược tổng thể.
3. Hỗ trợ xây dựng Bản đồ chiến lược (Strategy Map) dễ dàng theo 2 mô hình Chủ đề/Trụ cột chiến lược và Phương pháp mối quan hệ nhân quả (Mô hình bản đồ chiến lược truyền thống).
4. Hỗ trợ xây dựng Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) dễ dàng, tích hợp đồng bộ chiến lược từ cấp TCT-> các Ban/Trung tâm, các Đơn vị thành viên -> Cá nhân.
Thực thi chiến lược:
1. Giúp giám sát được kết quả thực thi chiến lược.
2. Hỗ trợ chỉ đạo, cảnh báo thực thi chiến lược kịp thời đúng hướng, đúng thời điểm.
3. Theo dõi, đo lường thực thi chiến lược với các sáng kiến chiến lược, chương trình hành động.
4. Điều chỉnh chiến lược hướng tổ chức đến thành công.
B- Thúc đẩy cải thiện hiệu suất toàn TCT liên tục qua thời gian.
1. Giúp đo lường được hiệu suất toàn TCT.
2. Giúp TCT biết được hiệu suất tăng, giảm phụ thuộc các yếu tố tác động nào.
3. Quản lý, đo lường và thúc đẩy hiệu suất cấp TCT, Đơn vị.
4. Quản lý, đo lường và thúc đẩy hiệu suất cấp Cá nhân.
C- Hỗ trợ Đánh giá thành tích nhân viên gắn với Kết quả thực hiện chiến lược.
1. Hỗ trợ đánh giá thành tích cho CB Quản lý (tháng/quý/năm).
2. Hỗ trợ đánh giá thành tích cho Nhân viên (tháng/quý/năm).
3. Gắn kết quả thực hiện chiến lược với thành tích đạt được với chế độ đãi ngộ lương/thưởng/thăng tiến.
4. Gắn năng suất lao động với lương/thưởng để tạo động lực cho CB, Nhân viên.
D- Gia tăng chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra giá trị cho Doanh nghiệp/Tổ chức bằng cách.
1. Hoạch định chiến lược nhân sự gắn với chiến lược của Doanh nghiệp/Tổ chức (VD: chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng AI ...).
2. Đào tạo phát triển đánh giá nguồn nhân lực theo khung năng lực.
3. Hỗ trợ ứng dụng gắn kết quả thành tích với trả lương 3P dễ dàng.
E- Nền tảng với thiết kế kiến trúc hiện đại, thân thiện với người sử dụng và có lịch sử phát triển, với tính kế thừa từ thực tế ứng dụng vận hành và phản hồi của các khách hàng trong nước và quốc tế.
1. Kiến trúc hiện đại, đạt chuẩn yêu cầu bảo mật của các công ty trên sàn chứng khoán, ngân hàng.
2. Có các hệ thống giao tiếp API tích hợp với các hệ thống ERP, Corebanking ... dễ dàng.
3. Thiết kế hướng đến giúp Doanh nghiệp/Tổ chức có được nền tảng số hóa (Digital Platform) chuyên nghiệp, giúp chuyển đổi số thành công trong thời gian ngắn.
4. Ứng dụng mạnh mẽ AI, ML, Big Data, Cloud để gia tăng sức mạnh trong kinh doanh của Doanh nghiệp/Tổ chức.
---
Doanh nghiệp/ Tổ chức Bạn muốn ứng dụng thành công mô hình KPI/BSC vào quản trị?
Doanh nghiệp/Tổ chức bạn muốn quản trị chuyên nghiệp? Bạn muốn tăng năng suất lao động? Bạn muốn tạo động lực cho nhân viên? Bạn muốn xây dựng hệ thống quản trị xuất sắc? Bạn muốn quản trị tự động? Bạn muốn xây dựng hệ thống lương 3P tự động, chuyên nghiệp? Hãy gửi thông tin ngay, Team KPIBSC sẽ giúp bạn.
Bạn muốn Quản trị chiến lược và Đo lường hiệu quả hoạt động xuất sắc? Hãy đăng ký ngay để được dùng thử FREE.
Link đăng ký: https://kpibsc.com/en/freetrial
Bạn cần hỗ trợ, hướng dẫn? Hãy liên lạc với chúng tôi qua Email: crm@kpibsc.com | crm@proview.vn | Hotline: (84) 9.19.43.65.66 | Website: kpibsc.com